Chắc là chẳng mấy khi bạn nghĩ đến các công cụ xử lý sự cố của máy tính chừng nào rắc rối xảy ra đối với bạn. Máy tính của bạn có một trung tâm xử lý sự cố của riêng nó, đó là BIOS (Hệ thống nhập/xuất cơ bản). Không có chỉ lệnh cho phép từ BIOS, hệ điều hành của bạn sẽ không khởi động.
Khi bạn bật máy tính lên, Bios lập tức hoạt động. Bios được xem là phần sụn (firmware)- là một loại phần mềm được tích hợp với phần cứng. Một loại Bios đời cũ hơn thường được tích hợp trong một chip ROM và gắn bo mạch vào hệ thống. Flash Bios là một loại Bios mới hơn và được lưu trong một chip nhớ flash mà bạn có thể xoá và lập trình lại.
Bạn có thể hiểu Bios là một chương trình tiền hệ điều hành, giúp một máy tính có thể làm bất cứ thứ gì nó có thể mà không truy nhập vào phần mềm từ một ổ đĩa. Mã được viết trong phần sụn này chịu trách nhiệm kiểm soát những thứ như các ổ đĩa; nhận biết sự hiện diện của các thành phần hệ thống chủ yếu (chẳng hạn như bộ vi xử lý và dung lượng bộ nhớ); giao tiếp với màn hình, bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi khác, v.v… Nó khởi động hệ thống, kiểm tra tất cả các cấu hình thiết yếu để hệ thống có thể cho hệ điều hành khởi chạy. Khi hệ điều hành chạy, nó sẽ coi vai trò của Bios là xác nhận và kiểm soát các thiết bị ngoại vi.

Nội Dung
Có phải tất cả các Bios đều giống nhau?
Không đúng. Có một số công ty sản xuất các Bios, vì vậy các phiên bản khác nhau có mã khác nhau. Những nhà sản xuất Bios hàng đầu bao gồm AMI (http://www.ami.com), Phoenix Technologies (http://www.phoenix.com), IBM (http://www.ibm.com) và Intel (http://www.intel.com). Một số nhà sản xuất Bios cũng sản xuất luôn toàn bộ hệ thống, trong khi các nhà sản xuất khác tập trung vào các thành phần, chẳng hạn các bộ vi xử lý và bo mạch chủ.
Làm thế nào để xác định được bạn đang có phiên bản Bios nào?
Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows Vista và Windows XP
Số phiên bản BIOS không phải là thứ bạn cần phải luôn cập nhật. Lý do chính bạn muốn kiểm tra phiên bản BIOS là để biết có bản cập nhật nào mới không.
Giống như hầu hết mọi thứ trong thế giới công nghệ, phần mềm bo mạch chủ (BIOS) thỉnh thoảng được cập nhật, đôi khi để sửa lỗi và đôi khi để thêm các tính năng mới.
Là một phần trong số quy trình khắc phục sự cố phần cứng, đặc biệt là các quy trình liên quan đến RAM hoặc CPU mới không hoạt động chính xác, việc cập nhật BIOS lên phiên bản mới nhất là một phương án đáng để thử.
Dưới đây là 5 phương pháp khác nhau để kiểm tra phiên bản BIOS được cài đặt trên bo mạch chủ của bạn:
- Phương pháp 1 và 2 là giải pháp tốt nhất nếu máy tính của bạn không hoạt động đúng cách. Chúng không phụ thuộc vào hệ điều hành.
- Phương pháp 3, 4 và 5 là các cách thuận tiện hơn để kiểm tra phiên bản BIOS, yêu cầu máy tính của bạn hoạt động và chỉ có thể áp dụng trong Windows 10, Windows 8, Windows 7, Windows Vista và Windows XP.
Phương pháp 1: Khởi động lại máy tính và chú ý
Cách “truyền thống” để kiểm tra phiên bản BIOS trên máy tính là xem chú thích phiên bản xuất hiện trên màn hình trong quá trình POST khi máy tính của bạn bắt đầu boot.
1. Khởi động lại máy tính của bạn bình thường (giả sử nó vẫn hoạt động tốt để thực hiện điều đó). Nếu không, hãy tắt nguồn thủ công và sau đó khởi động lại máy tính.

2. Nếu máy tính của bạn tắt ngay lập tức, việc bật lại nguồn cũng sẽ hoạt động bình thường.
Mẹo:
Cẩn thận xem xét khi máy tính khởi động và lưu ý phiên bản BIOS được hiển thị trên màn hình.
Một số máy tính, đặc biệt là các máy tính được sản xuất bởi các nhà sản xuất lớn, hiển thị màn hình logo máy tính thay cho kết quả POST. Đó là nơi chứa số phiên bản BIOS. Nhấn phím Esc hoặc Tab thường xóa màn hình logo và hiển thị thông tin POST đằng sau nó.
Nếu màn hình kết quả POST biến mất quá nhanh, hãy thử nhấn phím Pause trên bàn phím. Hầu hết các bo mạch chủ sẽ tạm dừng quá trình khởi động, cho người dùng nhiều thời gian để đọc số phiên bản BIOS.
Nếu việc tạm dừng không có tác dụng, hãy giơ điện thoại thông minh của bạn lên màn hình máy tính và quay lại video về các kết quả POST xuất hiện trên màn hình. Hầu hết các camera ghi lại hình ảnh với tốc độ 60 fps hoặc cao hơn, giúp bạn nắm bắt được phiên bản BIOS của máy tính.
3. Ghi lại số phiên bản BIOS như được hiển thị trên màn hình. Số phiên bản BIOS không phải lúc nào cũng dễ nhìn thấy, vì vậy hãy ghi lại mọi thông tin có thể.

Mẹo:
Hãy chụp một tấm hình! Nếu bạn có thể tạm dừng quá trình khởi động ở màn hình kết quả POST, hãy chụp ảnh bằng điện thoại của bạn. Điều này sẽ lưu trữ lại các thông tin cụ thể để tham khảo sau này.
4. Bây giờ bạn sẽ có số phiên bản BIOS của mình.
Phương pháp khởi động lại thật tuyệt vời khi máy tính của bạn không hoạt động và bạn không thể áp dụng một trong những phương pháp thuận tiện hơn dưới đây.
Tuy nhiên, việc khởi động lại máy tính có thể làm bạn thấy bực bội, nếu bạn nhìn thiếu ký hiệu phiên bản BIOS. Màn hình kết quả POST thường rất nhanh, đặc biệt khi máy tính chạy nhanh và giảm thời gian boot.
Phương pháp 2: Sử dụng Microsoft System Information (MSINFO32)
Một cách dễ dàng hơn để kiểm tra phiên bản BIOS đang chạy trên bo mạch chủ của máy tính là thông qua một chương trình có tên Microsoft System Information.
Phương pháp này không yêu cầu phải khởi động lại máy tính. Nó đã được bao gồm sẵn trong Windows (có nghĩa là bạn không phải tải xuống và cài đặt bất cứ thứ gì cả).
Dưới đây là cách kiểm tra phiên bản BIOS với Microsoft System Information:
1. Trong Windows 10 và Windows 8.1, nhấp chuột phải hoặc nhấn và giữ nút Start rồi chọn Run.
Trong Windows 8.0, truy cập Run từ màn hình Apps. Trong Windows 7 và các phiên bản Windows cũ hơn, nhấp vào Start và sau đó chọn Run.
2. Trong cửa sổ Run hoặc hộp tìm kiếm, nhập chính xác cụm từ sau:
msinfo32

Một cửa sổ có tiêu đề System Information sẽ xuất hiện trên màn hình.
3. Nhấn vào phần System Summary, nếu nó chưa được highlight.
4. Ở bên phải, bên dưới cột Item, tìm mục nhập có tên BIOS Version/Date.

Lưu ý: Trong một vài trường hợp, bạn cũng có thể cần phải biết nhà sản xuất và model của bo mạch chủ là gì. Nếu thông tin đó được báo cáo cho Windows, bạn sẽ tìm thấy các giá trị đó trong các mục BaseBoard Manufacturer, BaseBoard Model và BaseBoard Name.
Ghi lại phiên bản BIOS như được báo cáo ở đây. Bạn cũng có thể xuất kết quả của báo cáo này sang file TXT trong phần File > Export… trong menu System Information.
Microsoft System Information là một công cụ tuyệt vời nhưng nó không phải lúc nào cũng báo cáo số phiên bản BIOS. Nếu máy tính của bạn rơi vào trường hợp này, một chương trình tương tự của bên thứ ba là điều tiếp theo bạn nên thử.
Liên hệ Hotline / Zalo / SMS 0934398493
Fanpage: Facebook.com/caiwinhaiphong
Website: Caiwinhaiphong.com